Thursday, May 26, 2011

Về dự án 600 Phó Chủ Tịch Xã !

Thạc sỹ ở Mỹ gọi điện xin làm phó chủ tịch xã

26/05/2011 15:15:32
- "Chúng tôi cũng đã nhận được điện thoại trực tiếp của nhiều bạn đang học thạc sỹ tại Australia, Mỹ, New Zealand để hỏi xem có được tham gia dự án không và nếu có thì phải có điều kiện, tiêu chuẩn gì", ông Vũ Đăng Minh, quyền Vụ trưởng vụ công tác thanh niên Bộ Nội vụ cho biết tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc về "Tăng cường 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo" trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ ngày 26/5.

Thứ  trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh,
Trưởng Ban chỉ đạo Dự án lưu ý, "qua thực tiễn, tiếp xúc và làm việc với cán bộ chủ chốt của xã đều có chung nhận xét, ban đầu chúng ta chưa thể kỳ vọng nhiều ở các em. Chúng ta coi các em như con, chăm lo bồi dưỡng tạo điều kiện cho các em vào cuộc, sau 1 năm mới kỳ vọng".

Thạc sỹ tại Australia, Mỹ, New Zealand xin làm phó chủ tịch xã nghèo


Tại buổi giao lưu trực tuyến, đại diện của Bộ Nội vụ - Đơn vị chủ trì dự án và Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã trả lời các thắc mắc của các bạn trẻ. Một nội dung được  đặt ra nhiều câu hỏi nhất đó là đối tượng như thế nào được tham gia dự án?


Theo ông Vũ Đăng Minh, quyền Vụ trưởng vụ công tác thanh niên Bộ Nội vụ,
Giám đốc Ban Quản lý Dự án 600 PCT xã: Dự án này dành cho thanh niên mọi miền đất nước cũng như công tác tại nước ngoài đăng ký tham gia nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn, có tinh thần xung kích, tình nguyện.

"Chúng tôi cũng đã nhận được điện thoại trực tiếp
của nhiều bạn đang học thạc sỹ tại Australia, Mỹ, New Zealand để hỏi xem có được tham gia dự án không và nếu có thì phải có điều kiện, tiêu chuẩn gì. Chúng tôi đều gửi thư điện tử trả lời các bạn và có gửi đính kèm toàn bộ các thông tin về dự án để các bạn tham khảo.Tóm lại, cơ hội dành cho các bạn (cả trong và ngoài nước) là như nhau, điều cơ bản là có tinh thần xung kích, tình nguyện", ông Minh khẳng định.
 
Ảnh: Chính phủ
Ảnh: Chính phủ


Liên quan đến nội dung của dự án, có nhiều lo ngại dự án này liệu có giống những phong trào chỉ phát động một thời gian xong thì thôi, ông Dương Văn An - Bí thư Trung ương Đoàn khẳng định: Dự án này khác với các dự án trước là các bạn trẻ tình nguyện sẽ được bố trí chức danh phó chủ tịch UBND xã. Đây là một chức danh liên quan đến Luật Tổ chức HĐND và UBND trong đó Đoàn Thanh niên là lực lượng phối hợp chính. Song do liên quan cả đến Luật Cán bộ công chức, do đó cần có Bộ Nội vụ tham gia.


Khẳng định lại vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh cho biết: Mặc dù đây là một dự án trình nguyện, nhưng liên quan tới cán bộ công chức, Luật tổ chức UBND và HĐND. Cũng như sau khi đội viên hoàn thành nhiệm vụ thì liên quan tới việc bố trí sử dụng đội viên dự án, tức là xét chuyển thành công chức nhà nước, liên quan tới Luật cán bộ công chức. Cho nên, đòi hỏi có sự tham gia của Bộ Nội vụ, cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ công chức.


Chưa thể kỳ vọng ngay


Tại buổi giao lưu trực tuyến, nhiều bạn trẻ cho rằng, phó chủ tịch UBND xã là chức danh hết sức quan trọng đối với chính quyền xã, liệu đối với các bạn mới tốt nghiệp, dù tinh thần, ý chí cao, nhưng liệu có thể đảm đương được chức danh này?


Thứ trưởng Nguyễn Tiến Dĩnh cho rằng, vấn đề này cũng đã được dự tính đến, trong quá trình thực hiện, Bộ thường xuyên kiểm tra, đánh giá, từ đó, phát huy mặt tốt, khắc phục khó khăn, hạn chế để xem xét triển khai tiếp như thế nào. Nếu trường hợp vì lý do chủ quan, không đáp ứng được, chúng tôi sẽ sàng lọc lại để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của dự án.


Ông Dĩnh cũng cho biết thêm: qua thực tiễn, tiếp xúc và làm việc với cán bộ chủ chốt của xã đều có chung nhận xét, ban đầu chúng ta chưa thể kỳ vọng nhiều ở các em. Chúng ta coi các em như con, chăm lo bồi dưỡng tạo điều kiện cho các em vào cuộc, sau 1 năm mới kỳ vọng.


"Vì vậy, điều quan trong nhất trong quá trình các bạn trẻ về cơ sở nếu không được tạo điều kiện, họ cũng không thể hiện được vai trò của mình dù có tố chất, trình độ năng lực cùng với tinh thần tình nguyện, xung kích, nhiệt huyết", ông Dĩnh khẳng định.


Ông Vũ  Đăng Minh cũng cho rằng, để dự án thực hiện thành công ngoài việc Bộ Nội vụ sẽ giữ vai trò thường xuyên trong việc hướng dẫn tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, thì trực tiếp vẫn là trách nhiệm của UBND  tỉnh, huyện, xã cũng như chính quyền các cấp trong việc tạo điều kiện, chăm lo cho các em khi về cơ sở.


Khẳng định tính khả thi của dự án, anh Nguyễn Văn Thơ, Bí thư Tỉnh đoàn Lạng Sơn cho biết: từng tham gia Dự án 500 trí thức trẻ tình nguyện của Trung ương đoàn thời gian 2000-2002, công tác gần 2 năm trên cương vị phân đội trưởng, sau đó được điều động về ban quản lý dự án tỉnh đoàn, sau đó là cán bộ tỉnh đoàn.


"Cũng từ các dự án này có nhiều đội viên đã trường thành, có 3 đội viên sau này được giữ chức vụ bí thư tỉnh đoàn, được tham gia vào cấp ủy của tỉnh. Các vị trí thấp hơn cũng có nhiều. Có thể nói môi trường thực tiễn ở địa phương, cơ sở tạo cho các bạn trẻ cơ hội, điều kiện cống hiến, đặc biệt là trưởng thành nhiều", anh Thơ cho hay.
 
Trong quá  trình nhận hồ sơ, tính tới 25/5/2011, Bộ Nội vụ đã nhận được 145 hồ sơ. Các hồ sơ đăng ký tham gia tập trung chủ yếu ở độ tuổi từ 26-29.

Trong số  các hồ sơ thì  hồ sơ cho nhóm ngành nông lâm nhiệp là 42; xây dựng, tài nguyên, đất đai: 12; kinh tế 25; kỹ thuật công nghệ thông tin… là 12 hồ sơ.

Đặc biệt các bạn trẻ nộp hồ sơ này hầu hết đều đã đi làm, có người đi làm cho doanh nghiệp tại Hà Nội thu nhập 4,5 triệu/tháng vẫn đăng ký tham gia vì muốn cống hiến, hay có những người đã từng đi làm dự án tại Lào.
 

LT: dự án này chính xác là một "diễn biến hòa bình". Tại sao lại là phó chủ tịch xã mà không phải là chủ tịch xã? Bởi vì chủ tịch xã phải có chân trong HĐND xã (do đảng đề cử). Tuy nhiên nếu muốn thay đổi xã hội từ gốc và cách để mọi người có thể thay đổi hệ thống chính trị ở Vn, LT nghĩ đúng là phải bắt đầu từ Phó Chủ tịch xã. (Nếu không muốn một kêt cục xương máu như Lybie)

No comments:

Post a Comment