RFA 13.05.2011Tin tức liên quan đến cuộc biểu tình của người Hmong ở Điện Biên vẫn còn rất mù mờ, do chính phủ Việt Nam tiếp tục ngăn cấm không cho báo chí đến khu vực này. Tình hình Mường NhéTuy nhiên đến nay có ít nhất hai điều có thể khắng định được: Đó là, đã có xảy ra xáo trộn tại Mường Nhé. Điều này được xác nhận qua chuyến công cán đặc biệt của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng lên Tây Bắc. Thông tấn xã Việt Nam hôm thứ Ba trích lời ông Trương Vĩnh Trọng cho biết tình hình tại Mường Nhé đã được giải quyết xong. Ông Trương Vĩnh Trọng cho biết, xin trích nguyên văn: "Mặc dù là vụ tụ tập đông người, gây rối, nhưng vẫn được giải quyết trong hoà bình. Tất cả đồng bào bị lôi kéo, dụ dỗ đều đã trở về quê quán." Một mặt tìm cách ổn định tình hình, mặt khác chính phủ Việt Nam ngăn cấm không cho báo chí đến khu vực có xảy ra biểu tình. Vì vậy các thông tin có được rất hạn chế. Tuy nhiên, theo xác nhận của một cư dân địa phương với RFA thì đã có rất đông bộ đội, và thậm chí cả trực thăng quân đội đã được triển khai trong khu vực này. Ngay cả số người chết và bị bắt giữ torng cuộc biểu tình này cũng không được rõ ràng: Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga nói với báo chí tại Hà Nội rằng chỉ có 1 em bé thiệt mạng do điều kiện vệ sinh kém. Hãng thông tấn Đức DPA trích dẫn giới chức chính quyền địa phương xác nhận có 3 em nhỏ thiệt mạng. Việt Nam Tuần Qua ghi nhận sự kiện, lần đầu tiên giới trí thức trong nước mạnh dạn lên tiếng kêu gọi đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế. Trong cuộc tọa đàm do tạp chí Cộng sản tổ chức hôm 10/5 tại Hà Nội, các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cho rằng "đã đến lúc cần phải giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị". Giới khoa bảng từ các học viện, viện nghiên cứu đặt ra yêu cầu bức thiết là phải đổi mới thể chế chính trị, và vấn đề này không thể né tránh mãi. Nhân quyền VN Tuần này đánh dấu năm thứ 17 Ngày Nhân Quyền Việt Nam 11 tháng 5. Dân biểu Frank Wolf cũng chí trích mạnh mẽ việc Việt Nam gia tăng trấn áp các tiếng nói bất đồng, ngăn chận internet, bắt giữ giới bloggers, v.v… Hôm thứ Ba, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Hoa Lục khi tổ chức bầu cử ở Trường Sa. Đáp lại, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga tuyên bố Việt Nam có đầy đủ các bằng chứng về chủ quyền ở cả Trường Sa – Hoàng Sa, và việc tổ chức bầu cử ở các quần đảo này là một sinh hoạt bình thường trong đời sống chính trị của Việt Nam. Cùng lúc xảy ra tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh, Hà Nội lại bị Đài Bắc phản đối khi Việt Nam cho rằng Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc. Và cuối cùng, đầu tiên báo chí tại Việt Nam công khai lên tiếng chỉ trích Giáo sư Ngô Bảo Châu. Trong mục "Sự kiện - Bình luận", báo Công An Nhân Dân số đề ngày 10 tháng 5 cho rằng, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã ngộ nhận khi lên tiếng ca ngợi Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ. Bài báo của tờ Công An Nhân Dân viết: "GS Ngô Bảo Châu đã quá tùy tiện khi đặt Cù Huy Hà Vũ ngang với những biểu tượng anh hùng. Nó dễ gây sự lầm lẫn biến Cù Huy Hà Vũ từ một kẻ vô giá trị thành một biểu tượng. Và điều đáng tiếc là ý kiến của GS Ngô Bảo Châu đã vô tình trở thành một luận cứ tâm lý có lợi cho những kẻ ngu dốt hoặc cơ hội đó." Tuy mạnh mẽ chỉ trích việc GS Ngô Bảo Châu bênh vực Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, nhưng tờ Công An Nhân Dân cũng không quên nhìn nhận tầm ảnh hưởng của GS Ngô Bảo Châu: "GS là niềm tự hào của Việt Nam. Trong bối cảnh hiện tại, GS là biểu tượng về mặt trí thông minh cho một dân tộc. Bởi vậy, những phát ngôn của GS không đơn thuần là những câu nói mang tính chất cá nhân nữa vì nó có tác động mãnh liệt đến suy nghĩ và niềm tin của hơn 80 triệu dân." Và : "Là một tài năng trong lĩnh vực toán học, hình ảnh của GS đã trở thành một cái gì đó hao hao như một nhà triết học, một nhà chính trị học, một nhà xã hội học có khả năng phán xét đúng sai cho mọi vấn đề trong cuộc sống Việt Nam." Theo dòng thời sự: |
Friday, May 13, 2011
Việt Nam tuần qua
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment