Friday, November 26, 2010

Ddo^i Ddie^`u Ve^` CAMSA

Đôi Điều về CAMSA

Th° Tòa So¡n

Gần đây báo Mạch Sống và truyền hình địa phương Houston thông tin về vụ cô Vũ Phương Anh, nạn nhân của một vụ buôn người từ Việt Nam qua Jordan, được Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc Điều Hành BPSOS, can thiệp và hiện nay cô đang định cư tại Houston, Texas. Nhiều vị đồng hương đã điện thoại và gởi thư đến văn phòng BPSOS hỏi: CAMSA là gì? Chúng tôi mạn phép được ghi lại định nghĩa từ CAMSA như sau:

Liên Minh Bài Trừ Nô Lệ Mới Ở Á Châu, viết tắt là CAMSA, trong tiếng Anh là Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia, hiện gồm năm tổ chức thành viên: BPSOS, Uỷ Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, Liên Hội Người Việt Canada, Hiệp Hội Nhân Quyền Quốc Tế (Đức), và Tenaganita (Mã Lai). Sau một năm hoạt động, Liên Minh CAMSA đã can thiệp cho trên 30 vụ lớn nhỏ, ảnh hưởng đến ba ngàn công nhân. Liên Minh CAMSA cần sự yểm trợ của đồng bào để tiếp tục phát triển hoạt động nhằm can thiệp và trợ giúp nạn nhân, truy tố thủ phạm, và thúc đẩy những thay đổi về chính sách của các quốc gia.



Kính thưa quý đồng hương,

Những thập niên gần đây một số nước nghèo, nhất là tại Châu Á, đã đưa người dân lao động ra ngoại quốc làm việc. Sau khi đến xứ người, nhiều công nhân bị chủ công ty ngoại quốc bóc lột, hành hung, phải làm nhiều mà được trả lương ít, bất kể hợp đồng đã ký với công nhân. Vậy những người công nhân xấu số đó đã trở thành nạn nhân của tệ nạn buôn người. Một số chính phủ đã lơ là, không giúp đỡ dân của họ sau khi "xuất cảng" dân, tuy nước của họ đã ký vào Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, một văn kiện cơ bản của Hiến Chương Nhân Quyền.

Họ đã vi phạm vào Điều 3 của Hiệp Định Thư Palermo và Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Tội Phạm Có Tổ Chức Xuyên Quốc Gia:

Điều 3: Buôn người là hành vi tuyển mộ, chuyên chở, chuyển nhượng, chứa chấp và tiếp nhận con người, với mục đích bóc lột bằng cách hăm doạ hoặc sử dụng bạo lực hay bất cứ hình thức ép buộc nào khác; bằng cách bắt cóc, lường gạt, nói dối, bằng cách lạm dụng quyền lực… cũng như bao gồm lao động cưỡng bức hoặc dịch vụ cưỡng bức, việc dùng nô lệ hoặc những hành vi tương tự như hành vi dùng nô lệ, dùng nông nô…

Hiệp Định Thư Palermo có mục đích: Ngăn ngừa và chống nạn buôn người, đặc biệt chú ý đến thành phần phụ nữ và trẻ em; bảo vệ và giúp đỡ các nạn nhân của nạn buôn người hầu tôn trọng nhân quyền của họ; và khuyến khích sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên để đạt những mục đích nêu trên.

Hiệp Định Thư Palermo đã được Khoá họp 55 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua bằng Nghị Quyết số A/RES/55/25 vào ngày 15/11/2000. Theo hiệp định thư này các quốc gia phải đưa ra các biện pháp để: truy nã và trừng phạt những kẻ buôn người quốc tế; thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia để chống lại nạn buôn người một cách hữu hiệu hơn; và bảo vệ nạn nhân của nạn buôn người và giúp đỡ họ trở về quốc gia của họ hay một quốc gia khác một cách an toàn.

Cảm ơn quý đồng hương đã quan tâm đến và theo dõi hoạt động của CAMSA. Nguyệt San Mạch Sống trân trọng kính chúc quý đồng hương mùa lễ an khang và hạnh phúc.

[Nguyệt San Mạch Sống thuộc hệ thống truyền thông của BPSOS: http://www.machsong.org.]

No comments:

Post a Comment