Tuesday, March 15, 2011

Khi Phó thủ tướng... nói thật!


In
Thứ hai, 21 Tháng 6 2010 01:00
[clip_image002[3][5].jpg]Ai dám nói quan chức Việt Nam không biết nói thật, họ nói rất thật, người có lương tâm nghe sự thật mà rất đau lòng. Có vị than thở trước bàn dân thiên hạ: "Trên nói dưới không nghe", cũng có vị ra giọng nhân ái bảo rằng gần hết một nhiệm kỳ làm Thủ tướng "tôi chưa kỷ luật một đồng chí nào". Lý do chắc cũng đơn giản: sợ "kiến ăn cá rồi cá ăn kiến", tốt nhất là "dĩ hòa vi quý", thân Tàu, thân Tây không bằng chúng mình thân nhau.
Khi Phó thủ tướng... nói thật! 

[clip_image002[3][5].jpg]Ai dám nói quan chức Việt Nam không biết nói thật, họ nói rất thật, người có lương tâm nghe sự thật mà rất đau lòng. Có vị than thở trước bàn dân thiên hạ: "Trên nói dưới không nghe", cũng có vị ra giọng nhân ái bảo rằng gần hết một nhiệm kỳ làm Thủ tướng "tôi chưa kỷ luật một đồng chí nào". Lý do chắc cũng đơn giản: sợ "kiến ăn cá rồi cá ăn kiến", tốt nhất là "dĩ hòa vi quý", thân Tàu, thân Tây không bằng chúng mình thân nhau.

Và gần đây lại thêm Phó TT Nguyễn Sinh Hùng bổ sung vào danh sách các quan nói thật với giọng điệu tự tin và kiêu ngạo đến... phát hãi. Khi trả lời chất vấn trước Quốc hội (QH) được truyền hình trực tiếp ông này đã nói một sự thật hết sức tệ hại dù người nghe có ngao ngán thì cũng chẳng làm gì được ông. Ông nói: "Nghiêm ở đây không có nghĩa sai là "chặt chém" ngay, như vậy thì hết người, không có người để làm. Thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây, bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn, có khi sai nhỏ, nhưng mà các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?"

Phải nói ngay rằng ở Việt Nam đừng nói là "chặt chém" ngay, mà cứ "chặt chém" từ từ cũng chẳng xẩy ra và nếu xẩy ra thì đúng không còn người để làm việc trong bộ máy chính quền. Cứ xét theo điều ông Hùng nói thì chẳng có vị nào là miển nhiệm trước tiêu cực, là không đáng phải "chặt chém", và ông cũng không ngoại lệ, cũng không phải "chỗ này, chỗ kia" mà tất cả không thiếu chỗ nào, sờ đâu trúng đó. Trong bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương còn ai "chí công vô tư", còn ai là "đầy tớ của dân"? Hình như chẳng còn ai. Ông nói: "thử hỏi trong số chúng ta ngồi đây" câu này chắc ông áp dụng Thánh kinh, có thể được hiểu đầy đủ như sau: (ai trong số các đại biểu Quốc hội ngồi đây thấy mình trong sạch thì cứ ném đá chúng tôi). Ông tự tin vì phần lớn ngồi dưới là các "đồng chí" của ông nên họ hiểu mình hơn ai hết.

Và ông nói một câu như kết lại vấn đề: "bản thân tôi nhiều khi cũng tự hỏi mình làm trăm việc, làm mười việc thế nào cũng sai một hai việc cũng nên, có khi sai lớn có khi sai nhỏ, nhưng các đồng chí cứ dẹp đi thì bầu không kịp?" Đây được xem là phát biểu ấn tượng nhất trong tuần, là thật nhất trong năm. Đừng nói là QH bầu thành viên Chính phủ không kịp, mà tất cả các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các cơ quan xí nghiệp quốc doanh, thậm chí chức Trưởng thôn cũng không thể nào bầu kịp. Vì dẹp thì chẳng có ai tồn tại và không có ai tồn tại thì lấy đâu mà tổ chức bầu với cử, nói chi đến chuyện kịp hay không? Điều ông nêu ra đang tồn tại một cách phi lý, một sự thực rất đau lòng nhưng tại sao vẫn không được thay đổi? Chỉ bởi vì chất vấn xong, phát biểu trả lời xong, nghe xong thì... đâu lại vào đấy. Sự thật có phải là dân ta không còn ai có thể thay thế những người đương nhiệm với chỉ số AQ ngất ngưởng như các ông không? Các ông cứ tỉnh ra một chút, một chút thôi là nghiệm thấy ngay.

Xin hỏi thật, hiện nay những thành phần ưu tú của xã hội có tài có tâm được bao nhiêu người trong bộ máy chính quyền các cấp? Những con người ấy họ không muốn tham gia vào bộ máy vì sợ làm hoen ố thanh danh họ, hay họ không biết bước vào bộ máy đó bằng con đường nào? Nếu có ai lọt được vào thì một mặt họ luôn nhận được câu hỏi của các đồng nghiệp: "anh vào đây bằng con đường nào?", mặt khác, điều họ nghe đầu tiên từ cấp trên của mình là l[fi chỉ thị, có thể chỉ là lời vô ngôn, rằng phải biết im lặng nếu muốn tồn tại. Và nếu có muốn nói cũng chỉ nên là những câu "ý em giống ý anh…".

Khi sự thực được nói ra trước cơ quan quyền lực cao nhất (QH), được truyền hình trực tiếp đến toàn dân, những đại biểu QH và người dân biết ưu tư với vận nước đều rất đau lòng. Người đại diện Chính phủ đã dám nói lên sự thật đấy, nhưng là nói lên một cách vô cảm, nói sự thực không phải vì trung thực mà là để ngạo nghễ thách thức QH, cử tri và công luận.

Khi nào thì cử tri trên quê hương Việt Nam có quyền lực đích thực được thể hiện ý mình thông qua lá phiếu do mình tự nguyện, để những lời nói thật đầy ngạo mạn kia không còn?

Mong là không còn lâu lắm. Mong lắm thay!

TV

No comments:

Post a Comment