Mặc Lâm, biên tập viên RFA2011-03-15Sau động đất và sóng thần người dân Nhật Bản đang đối diện với một thảm họa mới có thể xảy ra đó là rò rỉ phóng xạ từ các vụ nổ nhà máy điện hạt nhân. Mặc Lâm phỏng vấn Tiến Sĩ Nguyễn Đình Đăng, đang làm việc tại viện RIKEN, Viện nghiên cứu Lý-Hóa hàng đầu thế giới tại Nhật Bản để biết thêm chi tiết. Mặc Lâm: Thưa TS, là người đang sống và làm việc tại Nhật ông có thể kể lại những gì ông chứng kiến trong vài ngày qua, trong thảm họa động đất và sóng thần tại đây hay không? Nguyễn Đình Đăng: Ở Tokyo tôi thấy một tòa nhà lớn cạnh đài truyền hình nằm bên bờ vịnh Tokyo bốc cháy và ngay trên TV nó lan ra nhanh như thế nào và khói đen nó che cả bầu trời. Tại Iwate là nơi gần trung tâm động đất, cách Tokyo khoảng hơn 240 cây số sóng thần dâng lên cao tới 10 mét trông như một trận đại hồng thủy rất khủng khiếp, hơn tất cả những gì tôi thấy trong phim Holywood. Mặc Lâm: Là một chuyên gia về vật lý ông nhận xét thế nào về vụ nổ tại tỉnh Fukushima? Theo ông thì Nhật sẽ phải đối phó với những gì tiếp theo sau đó? Nguyễn Đình Đăng: Trước hết tôi xin phép được cải chính ngay là hai vụ nổ tại Fukushima cách Tokyo 240 Km không phải là nổ nhà máy điện hạt nhân. Ở trong nước tôi thấy báo chí chạy cái tít là nổ nhà máy điện hạt nhân thì nghe kinh khủng quá! Thực chất là nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima nó có hai tổ hợp mỗi tổ hợp có ba lò phản ứng. Vụ nổ thứ nhất xảy ra váo chiều thứ Bảy 12 tháng 3 tại tòa nhà bao bọc lò phản ứng số 1 còn vụ nổ thứ hai thì xảy ra vào sáng nay, Thứ Hai ngày 14 tháng 3 tại lò phản ứng số 3. Cả hai vụ nổ này xảy ra do khí Hydro thoát ra từ lò do vỏ bọc các thanh nhiên liệu trong lò bị hỏng vì nhiệt độ quá cao gây phản ứng thoát ra khí Hydrogen. Khi Hydrogen kết hợp với Oxygen trong khí quyển thì nó tạo ra phản ứng cháy và vì thế làm nổ tung bức tường và mái của tòa nhà này. Tòa nhà này chỉ có tác dụng che mưa nắng cho lò phản ứng khỏi mưa gió mà thôi chứ còn không có cái lò phản ứng nào bị nổ cả.
Ngay sau hai vụ nổ người ta thấy các nguyên tố phóng xạ lại giảm đi so với trước. Mật độ phóng xạ không tăng lên. Vào sáng Chủ Nhật phóng xạ bên ngoài nhà máy hơn 1.000 microsieverts, tức là hơn gấp đôi mức bình thường cho phép trong vòng 1 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên một giờ sau thì con số giảm xuống còn 70 microsieverts thôi. Có 200 ngàn người dân đã được sơ tán ra khỏi khu vực cách xa từ 20 Km. Hiện nay việc khó nhất của chính quyền và người trách nhiệm thì họ phải làm cách nào đó làm lạnh các lò phản ứng. Người ta đã bơm nước làm nguội lò số 1 và số 3. Đây là biện pháp cuối cùng vì khi làm việc này thì kể như những lò phản ứng này sẽ vĩnh viễn đóng cửa. Nước Nhật đã ban bố tình trạng hạt nhân khẩn cấp và ngày hôm nay họ đã ban bố lịch cắt diện luân phiên trên toàn vùng Kanto. Tâm lý người dânMặc Lâm: Tinh thần dân chúng đối phó với thảm họa này ra sao? Nguyễn Đình Đăng: Theo quan sát của tôi thì tôi thấy là tin tức họ cập nhật từng phút trên tất cả các kênh TV liên tục từ thứ Sáu đến giờ. Họ cung cấp cho người dân rất đầy đủ tin tức về động đất. Người Nhật họ rất bình tĩnh, trong lúc khó khăn có thể nói giống như ngày tận thế thì người Nhật bình tĩnh đối mặt với thảm họa và rất lịch sự. Ngay cả trong lúc khó khăn họ vẫn giữ phẩm chất và giữ trật tự, rất tử tế với nhau. Ở trên TV tôi thấy những người mất nhà mất cửa, có những cảnh rất cảm động ví dụ như những người phụ nữ họ nhận những gói cơm nắm của người cứu hộ đưa cho thì trong bóng tối tôi thấy họ vẫn cúi rạp người xuống cám ơn, mặc dù trong bóng tối không ai thấy hành động này cả. Mặc Lâm: Còn về phía chính phủ thì sao thưa TS? Nguyễn Đình Đăng: Từ hôm thứ Sáu đến giờ coi như họ làm việc 24/24. Toàn bộ từ Thủ Tướng đến Bộ trưởng, họ ăn mặc những bộ quần áo bảo hộ lao động, trả lời họp báo. Cứ bật TV lên là thấy họ xuất hiện trả lời các câu hỏi của truyền thông, đưa ra những chỉ thị...nói chung họ làm việc rất tận tụy.
Mặc Lâm: Người Việt tại Nhật đã phản ứng ra sao sau khi động đất xảy ra? Nguyễn Đình Đăng: Tôi cũng không được biết nhiều vì ở trong vùng Tokyo và ngay chỗ làm việc của tôi thì có ít người Việt nhưng theo tôi biết thì rất nhiều người Việt đã mua vé máy bay để về Việt Nam tạm thời lánh nạn dịp này, vì vậy vé máy bay từ Nhật về Việt Nam đã bán hết và mua rất khó. Tôi cũng biết có một số người Việt Nam ở tỉnh Fukushima gần nhà máy điện hạt nhân đã di tản an toàn về Tokyo. Mặc Lâm: Xin cám ơn ông. Theo dòng thời sự:
|
Wednesday, March 16, 2011
Nhật đối diện thảm họa rò rỉ phóng xạ
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment