Một số nguồn tin nói với BBC rằng cho tới ngày thứ Sáu 06/05 vẫn còn đông người Hmong tụ tập tại Mường Nhé, trong khi chính quyền vẫn đang tìm cách giải tán họ.
Trong khi đó, một số nhà hoạt động vì quyền của người Hmong nói người Hmong đã bị 'phân biệt đối xử' tại Việt Nam trong thời gian dài.
Bà Laura Lo Xiong, Giám đốc điều hành của Tổ chức Hmong International Human Rights Watch đặt trụ sở ở Mỹ, đã dành cho BBC Việt ngữ cuộc phỏng vấn qua email với nội dung dưới đây.
Có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong
Hãy tóm lược một câu chuyện dài, vấn đề này xuất hiện từ một vấn đề lâu nay đang tiếp diễn. Người Hmong ở Việt Nam nói rằng họ đã nhận được sự hứa hẹn của Chính phủ Việt Nam rằng sau chiến thắng ở cuộc chiến Việt Nam, họ sẽ được đối xử bình đẳng.
Do những lời hứa hẹn bị phá vỡ, người Hmong đã đang phải sống trong một môi trường khổ cực mà không được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam. Thay vào đó, họ đã bị kỳ thị trong nhiều thập kỷ. Họ tuyên bố đã bị Chính phủ Việt Nam ngược đãi, họ bị buộc phải ra khỏi làng mạc của họ (từ các vùng cao) mà không được cung cấp các điều kiện thay thế thích hợp cho canh tác ở nơi tái định cư.
Nguyên nhân dẫn đến phong trào hiện tại là hệ quả của việc người ta giải thể Năm mới của người Hmong. Dựa trên những thông tin chúng tôi nhận được, khi người Hmong tổ chức mừng năm mới của họ, có nhiều người Việt Nam đến làng mạc của người Hmong và tịch thu gia súc, gạo, cùng các loại ngũ cốc từ tài sản của họ.
Người Hmong khiếu nại việc này với chính quyền Việt Nam, nhưng được cho biết rằng họ nên ăn mừng năm mới với người Việt Nam. Nếu không, Chính phủ không thể giúp đỡ họ. Người Hmong được cho biết rằng, như cách hiểu của người Việt Nam, năm mới Hmong là để mở ra cho mọi người đến ăn uống miễn phí và có thể lẫy bất cứ thứ gì mà họ muốn. Nếu người Hmong không muốn bất cứ ai đến để lấy đi thực phẩm và vật nuôi của họ, họ nên ngừng ăn năm mới Hmong.
Do tất cả những vấn đề này, người Hmong đã quyết định thống nhất lại và tìm nơi riêng của họ để trồng trọt, nơi mà không ai có thể đến để lấy tài sản của họ, theo các nguồn cho biết. Khi ý tưởng này đến, vị tiên tri đã xuất hiện.
Dựa trên những thông tin mà chúng tôi nhận được, tất cả câu chuyện đều phù hợp, có một người đàn ông Hmong tuyên bố là con trai của Thiên Chúa, Đấng đã được gửi đi để cứu rỗi những người Hmong. Ông nói có một nơi (là quê hương) mà thượng đế đã dành riêng cho những người Hmong. Ông tiếp tục rao giảng rằng để giành được đất, họ phải chiến đấu chống lại Chính phủ Việt Nam trước khi tới được đích đó.
'Tiếp tục phản đối'
BBC: Nhìn chung, bà đánh giá tình hình thế nào? Hậu quả sẽ ra sao trong trường hợp các cuộc phản đối tiếp tục diễn ra?
Laura Xiong: Như tôi đã nói từ trước, tôi đã nói chuyện với một người đàn ông trong nhóm sắc dân và ông nói với tôi rằng nhóm sẽ tiếp tục phản đối cho đến khi Chính phủ Việt Nam đồng ý cấp cho họ các quyền tự quyết.
BBC: Chính phủ tại Việt Nam đổ lỗi sự việc cho một số người Hmong lưu vong vốn ủng hộ Tướng Vàng Pao, và rằng niềm tin có tính "mê tín dị đoan" là một nguyên nhân làm khuấy trộn lên những gì mà họ gọi là "rắc rối", bình luận của bà là gì?
Laura Xiong: Tôi sẽ không đổ lỗi tất cả cho những người Hmong ở Mỹ. Có thể có một số cá nhân đồng ý hỗ trợ cho phong trào, nhưng họ chẳng có thể làm được gì cả.
Chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai cai trị
Laura Xiong: Không, tôi không tin như vậy. Kitô giáo có thể là một phần của niềm tin, nhưng nó chắc chắn không đóng một vai trò nào trong việc thống nhất người dân Hmong ở bất kỳ nước nào. Người Hmong có niềm tin khác nhau, như Thiên Chúa giáo, Saman giáo (truyền thống tín ngưỡng), và triết học (như là cộng sản hay tư bản chủ nghĩa phương Tây). Tôi không tin rằng một vài người, chẳng hạn như những người trong phong trào ở Điện Biên sẽ đại diện cho những người Hmong nói chung.
Nhiều người trong chúng tôi tin rằng con người được sinh ra tự do và bình đẳng. Chúng tôi thuộc về thế giới, ở bất cứ nơi nào mà chúng tôi được sinh ra hoặc là công dân của quốc gia nơi chúng tôi sinh sống. Chúng tôi tôn trọng các chính phủ mà không phân biệt ai (sắc tộc nào) cai trị. Chúng tôi phải được phép sinh sống và sẵn sàng sống với bất cứ ai không phân biệt chủng tộc, màu da hay sắc tộc.
'E ngại thương vong'
Laura Xiong: Dựa trên những thông tin mới nhất mà tôi nhận được, các binh sĩ Việt Nam chưa sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào để chống lại nhóm sắc dân. Tuy nhiên, đã có tin xảy ra các vụ đánh đập và bắt giữ trước sự kháng cự mạnh mẽ. Người Hmong nói hơn 30 người bị chết, hàng trăm người bị bắt và thương tích cũng xảy ra khi binh lính đẩy các xe cộ ra khỏi đường xá giao thông.
Người Hmong có lý do để e sợ gặp thương vong và tử vong lớn còn vì vài nghìn người có thể thiếu các nguồn cung cấp thực phẩm, y tế và nước uống. Hơn nữa, họ e ngại rằng quân đội Việt Nam có thể bắt đầu ra tay trấn áp nhóm sắc dân trước sự phản đối.
Lần mới nhất mà chúng tôi nghe được tin tức từ họ là vào ngày 05 tháng Năm năm 2011. Chúng tôi không liên hệ được với họ trong 24 giờ qua.
Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ VN và yêu cầu Chính phủ VN sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ VN
Laura Xiong: Câu trả lời là có. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế của người Hmong giữ liên lạc chặt chẽ với Đại sứ quán Hoa Kỳ tạiVientianevà Hà Nội.
Chúng tôi đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ làm việc với Chính phủ Việt Nam và yêu cầu Chính phủ Việt Nam sử dụng phương pháp hòa bình để giải quyết vấn đề. Chúng tôi không tin rằng những người Hmong đang nổi dậy để chống lại Chính phủ Việt Nam.
Họ có thể là nạn nhân của một số tín điều mê tín về đấng tiên tri, nhưng cội rễ là bắt nguồn từ các vấn đề nghèo đói.
Chúng tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam hiểu rõ tình hình mà người dân Hmong đang phải đối mặt và hỗ trợ để khôi phục lòng tin từ những người Hmong Việt Nam vốn nghèo đói này.
No comments:
Post a Comment