Việt Long, phóng viên RFA2010-11-18Dân biểu Hoa Kỳ Chris Smith vừa nhắc nhở bộ ngoại giao Hoa Kỳ hãy đưa thêm năm quốc gia, trong số đó có Việt Nam, vào danh sách những nước cần được quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo. Thông cáo của văn phòng của vị dân biểu đứng hàng đầu về tranh đấu cho nhân quyền của Hạ viện Hoa Kỳ phổ biến vài giờ sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton công bố báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế tại Washington, lúc 2 giờ chiều thứ tư. Đàn áp tôn giáoThông cáo viết rằng dân biểu Chris Smith tin rằng bộ ngoại giao Hoa Kỳ sẽ sử dụng toàn bộ những công cụ đã được Quốc hội trao phó, và sẽ cân nhắc việc đưa Iraq, Nigeria, Pakistan, Turkmenistan và Việt Nam vào danh sách CPC, cùng với những nước khác đã có tên trong danh sách ấy. Vị dân biểu nhấn mạnh rằng những mô tả của bản báo cáo năm nay về những tì vết trong hành động của Việt Nam trong lĩnh vực tôn giáo đã là căn cứ cho cho việc chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Thông cáo viết tiếp: Chính quyền Việt Nam duy trì sự kiểm soát chặt chẽ đối với các tổ chức và các hoạt động tôn giáo. Bất kỳ hoạt động tôn giáo nào không được chính quyền địa phương hay trung ương cho phép đều gặp phải những đòi hỏi rắc rối về việc đăng ký, với sự trì trệ đáng kể. Nhân viên chính phủ và nhân viên công lực cũng thường liên can đến những hành vi bạo lực có hại cho tín đồ của nhiều tín ngưỡng.
Dân biểu Chris Smith tuyên bố qua thông cáo, rằng trong khung thời gian của bản báo cáo, nước Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng bạo lực ở Việt Nam, kể cả sự đánh đập tàn bạo, cưỡng bách chối bỏ đức tin, và cái chết của nhiều tín đồ tôn giáo. Bạo lực do Nhà nước bảo trợ không thể là ghi dấu của sự tiến bộ. Danh sách CPC gồm các quốc gia cần được quan tâm về vấn đề tự do tôn giáo, hiện đang có tên các nước Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Hàn, Á Rập Xê-Út, Sudan, và Uzbekistan. Ủy hội của Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã đề nghị bộ ngoại giao Mỹ đưa VN vào danh sách CPC, sau một loạt những hành động đàn áp tôn giáo bằng bạo lực và pháp luật độc đoán của nhà cầm quyền Việt Nam ở khắp nơi trên xứ sở Việt Nam, được báo cáo đầy đủ chi tiết trong bản báo cáo thường niên của bộ ngoại giao vừa phổ biến. Từ những vụ nổi bật về hành động bạo lực của chính quyền như tại Đồng Chiêm, Làng Mai, Cồn Dầu, cho đến những vụ sách nhiễu tín đồ Tin lành ở vùng thương du tây bắc, ở Tây nguyên, những vụ chiếm đoạt và phá hủy tu viện Công giáo tại Nha Trang, phá chùa Cao Đài ở tỉnh Ninh Thuận, những vụ ngăn cản tín đồ giáo hội Hòa Hảo thuần túy hành lễ ở An giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần thơ, hay việc tín đồ GHPGVNTN không được đến chủa Giác Minh ở Đà Nẵng làm lễ Phật Đản, và tín đồ dự Phật đản ở hai chùa Giác Hoa và Liên Trì ở thành phố Hồ Chí Minh bị dọa dẫm, thẩm vấn sau khi lễ về...từng chi tiết của từng vụ đàn áp sách nhiễu tôn giáo nhiều ít trên khắp nước đều được ghi nhận và trình bày chi tiết trong văn bản phổ biến thường niên về vấn đề tự do tôn giáo tạo Việt Nam cùng nhiều nước khác. Việc Việt Nam không có ngày lễ tôn giáo nào cũng được trình báo. Quyền cơ bản của con người Chủ trì cuộc họp báo lúc chiều thứ tư tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố nguyên do và mục đích của việc công bố bản báo cáo thường niên về tự do tôn giáo trên toàn thế giới:"Bộ Ngoại giao thực hiện bản báo cáo tổng quát về tình hình tự do tôn giáo của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới vì tin rằng tự do tôn giáo vừa là một phần căn bản của quyền con người vừa là yếu tố cần thiết cho một xã hội ổn định, hoà bình và thịnh vượng. Đây không chỉ là quan điểm riêng của Hoa Kỳ mà là của các quốc gia và người dân trên thế giới, thể hiện trong bản Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế . Nó được bảo đảm bằng luật pháp và hiến pháp của nhiều quốc gia, trong đó tại Hoa Kỳ tự do tôn giáo được xem là quyền tự do đầu tiên trong các quyền con người. Vì nước Mỹ muốn cho mọi người ở khắp mọi nơi được sống theo niềm tin của họ mà không có sự can thiệp của chính quyền và được chính quyền bảo vệ, nên Hoa Kỳ đã cảm thấy áy náy vì những gì đang xảy ra ở rất nhiều nơi." Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh về vai trò và quan niệm của Hoa Kỳ khi hoàn thành bản báo cáo, và mục đích của bản báo cáo về tự do tôn giáo trên toàn thế giới. "Với bản báo cáo này, Hoa Kỳ không có ý làm quan tòa xem xét các nước khác và xem mình như một hình mẫu tuyệt hảo, mà chỉ tỏ sự quan tâm đến tự do tôn giáo. Hoa Kỳ đã làm hết sức để thi hành quyền tự do tôn giáo. Chúng tôi muốn nhìn thấy tự do tôn giáo trên toàn cầu. Nước Mỹ ủng hộ những người nam nữ dũng cảm trên toàn thế giới đã kiên trì thực hành niềm tin tôn giáo trong hoàn cảnh bị chống đối và bạo động. Tự do tôn giáo bắt đầu với tin ngưỡng riêng cũng như tập thể, nhưng không phải chỉ có thế, tự do tôn giáo còn bao gồm quyền được nuôi nấng và xây dựng cho con cái theo tín ngưỡng của mình, được chia sẻ niềm tin một cách ôn hoà với người khác, được xuất bản các tài liệu tôn giáo mà không bị kiểm soát, được thay đổi tôn giáo bằng lựa chọn, chứ không phải do ép buộc, và được quyền không có tôn giáo nào cả. Chúng ta đã từng thấy nhiều đóng góp có giá trị từ các cộng đồng tôn giáo trên toàn cầu trong việc chống lại đói nghèo, bệnh tật và thiếu công bằng."
Tổng cộng 27 nước đề cập tới trong báo cáo năm nay của bộ ngoại giao, trong số đó có Việt Nam và các nước như Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Bắc Hàn, Cuba cùng một số quốc gia Trung Đông, Trung Á, Á Rập và châu Phi. Song song với những chỉ trích đối với chính quyền các nước trong bản báo cáo, văn bản không quên nêu lên những điểm tích cực trong chính sách tôn giáo của các nước đó. Việt Nam được ghi nhận vẫn tiếp tục thi hành sắc lệnh về tôn giáo và tín ngưỡng năm 2004 và các nghị quyết bổ sung năm 2005. Trên mặt tích cực, chính quyền đã tạo dễ dàng cho việc xây dựng nhiều nhà thờ, nhà nguyện, chùa chiền, tu viện, học viện cho hằng ngàn chủng sinh, tu sinh, học tăng. Nhiều cộng đoàn tôn giáo được phép hoạt động chính thức, hai giáo hội Tin lành toàn quốc được công nhận. Sinh hoạt tôn giáo được tăng tiến hơn, tín đồ được tụ họp đông đảo ở một số nơi. Đặc biệt, các tôn giáo tổ chức được lễ hội lịch sử quy mô lớn, quy tụ hơn 100 ngàn người tham dự. Báo cáo không quên ghi nhận việc Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống GHPGVNTN, đã không bị ngăn cản khi đi Huế làm lễ Phật đản tại chùa Quốc Ân, và buổi thuyết pháp Phật đản của Ngài đã quy tụ 700 tín đồ. Được hỏi về việc Ủy hội Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách những nước cần được quan tâm về tự do tôn giáo, phụ tá ngoại trưởng Hoa Kỳ nói: "Ủy hội tự do tôn giáo quốc tế là một cơ quan tư vấn độc lập, đã nêu đề nghị đó. Bộ ngoại giao sẽ nghiên cứu và quyết định trong mấy tháng tới. Bản báo cáo này đã nhắc đến Việt Nam qua một số vấn đề. Tháng 12 này ông Posner sẽ sang Việt Nam để tái tục cuộc đối thoại song phương về nhân quyền đã diễn ra hồi tháng 10, và vấn đề liên quan đến danh sách CPC có thể được đề cập tới." Theo dòng thời sự:
|
Thursday, November 18, 2010
Dân biểu Mỹ yêu cầu đưa thêm VN vào danh sách CPC
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment