Gia Minh, biên tập viên RFA2010-11-18Tình trạng khiếu kiện về đất đai, nhà cửa diễn ra khắp các địa phương của Việt Nam. Và trong đó có những cơ sở tôn giáo bị chính quyền địa phương mượn hay trưng thu nhưng rồi không hoàn trả theo đúng pháp luật khiến đưa đến khiếu nại dai dẳng. Cưỡng chế Hội ThánhHai trường hợp mới nhất xảy ra trong tháng 11 này gây bức xúc lớn khi mà vụ việc đang chờ giải quyết từ cơ quan trung ương, thì địa phương lại có cách giải quyết khác. Vào ngày 11 tháng 11 vừa qua, tại thành phố Quảng Ngãi diễn ra vụ cưỡng chế tại cơ sở của Hội Truyền giáo Tin Lành ở số 115 đường Võ Thị Sáu. Một tín hữu tham gia thờ phượng Chúa tại cơ sở này từ năm 1974, hôm đó có chứng kiến việc cưỡng chế của cơ quan chức năng phường Chánh Lộ đối với cơ sở Hội Truyền giáo Tin Lành đó cho biết:
"Chính quyền tỉnh đến tranh chấp cùng ông mục sư quản nhiệm Hội thánh. Họ lấy cơ sở của hội thánh chia cho các hộ dân. Ông mục sư có đơn và đang chờ giải quyết nhưng rồi họ vẫn không theo hướng giải quyết như thế mà lại cưỡng chế. Khi đến cưỡng chế họ đi rất đông: công an và mọi lực lượng xuống gồm cả 200 người. Khi đến họ bao vây nhà, khi ông mục sư đưa giấy tờ ra trình cho họ coi đã bị xô đẩy, vợ của ông cũng bị xô đẩy đến ngất xỉu, rồi họ đưa đi bệnh viện. Còn những người trong gia đình thì họ đưa nhốt vào xe bít bùng…" Theo Mục sư Nguyễn Luận, người phụ trách cơ sở Hội Truyền giáo Tin Lành tại số 115 đường Võ Thị Sáu, thành phố Quảng Ngãi thì trụ sở này đã có giấy tờ từ năm 1974. Khuôn viên của cơ sở rộng 4700 mét vuông. Sau năm 1975, một phần cơ sở đó bị chính quyền địa phương trưng thu làm trường học, phần khác có người khác chiếm để ở, và nay có bốn hộ dân đang ở trên phần đất của Cơ sở Truyền giáo Tin lành do mục sư Nguyễn Luận đứng tên. Theo tờ trình của Mục sư Nguyễn Luận cho biết thì vào năm 1991, khi có chỉ thị 379/ttg của thủ tướng Việt Nam lúc đó qui định nơi cơ sở tôn giáo đang có dân ở thì chính quyền địa phương phải có kế hoạch giải tỏa. Dựa trên chỉ thị đó của thủ tướng, mục sư Nguyễn Luận đã có đơn yêu cầu chính quyền giải quyết trả lại các phần diện tích của cơ sở bị trưng dụng cũng như bị bốn hộ dân khác chiếm ở. Tuy nhiên, vào năm 1995, cơ sở của ông bị cưỡng chế một lần. Trong lần cưỡng chế đó ông bị chích bằng roi điện khiến ngã gãy răng hàm trên. Hai con ông bị bắt với tội gây rối; và một trong hai người bị án tù 18 tháng tại trại giam Đồng Ghen, Khánh Hoà. "Trung ương cho đoàn vào xem xét giấy tờ, sau đó về trình với phó thủ tướng ,thủ tướng để có văn thư gửi cho Hội thánh. Nhưng trong ngày 11 người ta vẫn đến làm như vậy, nên chúng tôi làm đơn tố cáo những người làm như thế." Tuy nhiên phường Chánh Lộ vẫn tiến hành cưỡng chế với những biện pháp mạnh như lời kể của người tín hữu mà quí vị vừa được biết. Sách nhiễuMột vụ việc khác xảy ra hôm đầu tuần rồi tại Núi Thị Vải, thuộc thôn Vạn Hạnh, thị trấn Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Đó là tịnh thất của tu sĩ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Thích Giác Tánh, bị lực lượng phối hợp gồm công an, kiểm lâm, chính quyền địa phương đến làm việc.
Theo tu sĩ Thích Giác Tánh thì thất mà ông xây dựng nằm trên đất do tín hữu cúng dường. Và hiện tại trên Núi Thị Vải có đến cả trăm cơ sở như của ông. Tất cả cũng nằm trong diện đất chưa được chính quyền địa phương cấp giấy chủ quyền mà chỉ mặc nhiên công nhận họ tồn tại như thế mà thôi. Tuy vậy, trong thực tế những cơ sở theo Giáo hội Phật giáo Nhà Nước thì được phát triển, trong khi đó một thất nhỏ như của tu sĩ Thích Giác Tánh, công khai theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, hiện đang bị chính quyền đặt ra ngoài vòng pháp luật, thì thường xuyên bị cơ quan chức năng địa phương sử dụng những yêu cầu về khai báo nhân sự, việc bảo vệ rừng theo lâm luật để làm khó dễ. Và vào sáng ngày 15 tháng 11 vừa rồi, nhóm làm việc trong đó có những nhân vật như thượng uý Công an Huỳnh Tấn Anh, ông Nguyễn Văn Lên đã đến buộc tu sĩ Thích Giác Tánh phải làm việc. Những người làm việc với tu sĩ Thích Giác Tánh đã thu giấy chứng minh nhân dân của ông và xuống núi không trả lại cho ông này: "Chừng khoảng chín giờ sáng, chừng 30 chục người vừa có người mặc đồ công an, có người không mặc đồ công an đến tấn công vào đạo tràng của tôi. Thường tôi không tiếp khách vì tôi chỉ ở đây chuyên tu thôi. Tuy nhiên họ dậm rầm rầm vào nên tôi phải lên nói lớn tiếng với họ sao lại làm thế, phải có qui định chứ sao cầm súng, tấn công vào chánh điện của thất tôi. Khi làm việc họ yêu cầu chúng tôi kê khai người; nhưng tôi cho biết chùa thì người đến người đi. Hiện chỉ có một sư cụ và một tín hữu lên thăm tôi. Họ lại nói tôi chưá chấp người bất hợp pháp. Họ đòi tôi đưa giấy tờ, tôi đưa giấy chứng minh nhân dân và họ giữ luôn. Họ hỏi giấy tờ đất tôi nói có tín hữu cúng dường cho tôi nên tôi ở. Họ xuống núi mà không trả giấy chứng minh cho tôi…" Trong nỗ lực thông tin hai chiều, chúng tôi đã liên lạc với UBND phường Chánh Lộ , thành phố Quảng Ngãi để tìm hiểu thêm chi tiết vụ việc tại cơ sở Truyền giáo Tin Lành 115 Võ Thị Sáu. Sau một hồi từ chối cung cấp thông tin, một cán bộ văn phòng Ủy ban cũng cho biết: "Đây là theo chỉ đạo của thành phố, của Tỉnh cưỡng chế để mở đường đi cho dân, vì dân chỉ có một con đường độc nhất 1,2 mét. Đất này của Nhà nước và dân được cấp sổ đỏ, giải quyết cả chục năm rồi. Còn chuyện ông đó kiện ra Bộ Tài Nguyên – Môi trường về đất đai thì đang chờ giải quyết." Riêng các cơ quan tại thị trấn Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mọi nỗ lực liên lạc đều bất thành. Theo dòng thời sự:
|
Thursday, November 18, 2010
Khiếu kiện đất đai gia tăng tại Việt Nam
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment