Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2011-04-07Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị trực tuyến từ Hà Nội đến 63 tỉnh thành cả nước, để tổng kết công tác cải cách hành chánh mà nhà nước Việt Nam cho tiến hành trong 10 năm qua, giai đoạn 2001-2010, đồng thời thảo luận chương trình hành động cho 10 năm tới. Đã có cải cách...Báo đài trong nước thuật lại rằng, Hội nghị đặt ra nhiều mục tiêu hướng đến năm 2020 nhằm tiến tới việc xây dựng và kiện tòan một nền hành chánh vững mạnh, trong sạch, hiện đại, chuyên nghịêp, có hiệu quả hầu phục vụ tích cực người dân, đáp ứng yêu cầu của xã hội, nền kinh tế thị trường và doanh nghiệp. Về đoạn đường cải cách bộ máy hành chánh của nhà nước Việt Nam trong 10 năm qua, chánh phủ báo cáo là đã khắc phục được sự chồng chéo về nhiệm vụ và chức năng giữa các cơ quan hành chánh, công quyền. Các bộ ngành và địa phương cũng đã rà soát lại trên 5500 thủ tục hành chánh, sửa đổi hơn 3700 thủ tục và hủy bỏ gần 500 thủ tục lỗi thời. Công cuộc cải tiến này tiết kiệm được một ngân khoản trên 30 ngàn tỷ đồng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá là công cuộc cải tổ hành chánh suốt 10 năm qua đã đạt một số thành quả tích cực trên nhiều lãnh vực, từ vấn đề kiện toàn bộ máy đến việc nâng cao phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức, song song với đẩy mạnh chương trình cải cách tài chánh công và hiện đại hóa nền hành chánh từ trung ương xuống cấp cơ sở.
Tuy nhiên, theo ông Dũng thì hiện vẫn còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém vì thế các bộ ngành cần phải giải tỏa các vướng mắc liên quan đến chuyện tài sản, đất đai, quản lý doanh nghiệp nhà nước, các dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, an sinh và phúc lợi xã hội. Dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các bộ ngành và các địa phương tiến hành xây dựng hệ thống chánh phủ điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công sở, hòan thiện thể chế kinh tế thị trường. Ông cũng khuyến cáo các cơ quan hữu trách tăng cường mối liên hệ giữa chánh quyền với nhân dân, tiến tới giải quyết thủ tục cấp giấy phép, đăng ký kinh doanh qua mạng, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đánh giá, rút kinh khiệm, chính sách vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó. ... nhưng vẫn toàn trịMột chuyên gia từng phục vụ với tư cách thẩm phán, luật gia vào đầu thập niên 50, ở Miền Bắc, từ Hải Phòng, luật sư Trần Lâm nói lên những suy nghỉ của ông về việc cải cách hành chánh mà nhà nước đang theo đuổi: "Tôi có thể nói với đài rằng, không cải cách được, bởi vì cái gốc của nó là chưa có một nền dân chủ thật sự, đặt trên một cơ sở toàn trị, mà lại đòi cải cách hành chánh, phải lấy dân làm gốc, cần lấy ý kiến của nhân dân để tiến hành mọi việc. Không lấy ý kiến tòan dân mà mình cứ ngồi trong nhà nghĩ ra, cần phải có quốc hội rồi đảng nọ, đảng kia, có tranh biện thì mới có cải cách hành chánh thật sự, cứ nói cải cách mà thật ra vẫn là toàn trị." "Người dân nói hoàn tòan chính xác, hành dân là chính, vì thật sự bộ máy hành chánh của Việt Nam rất cồng kềnh, nhìn thấy thì có ban bệ đầy đủ hết, nhưng công việc họ làm, thứ nhất là không hiệu quả, thứ hai là trình độ của họ không được nâng cao. Nói chung, những chỗ ngon ăn, béo bở thì đều dành cho con cái, họ hàng của cán bộ, nói chung là dây mơ, rễ má, còn những người tài giỏi thật sự, thì hầu như không chen chân được vào những chỗ đó. Công việc chứ dẫm chân lên nhau hoài mà không thay đổi được gì hết, cho dù bề mặt thì thấy đất nước có thay đổi, kinh tế cũng thay đổi, mọi thứ đều có vẻ tốt đẹp hơn, mà thật sự không phải như vậy, mà ngày càng đi thụt lùi. Cái bộ máy làm việc không đồng bộ, tất cả đều nằm trong sự chỉ đạo của đảng thôi, làm theo ý đảng chứ không làm theo luật, mà theo luật rừng. Quyền lợi của người dân sẽ không bao giờ có được một khi mà chế độ độc đảng còn tồn tại." Lập văn phòng để "đuổi" dân?Ông Tám Trung , một công nhân ở vùng đông bằng sông Cửu Long cho biết quả thật cải cách hành chánh có mang lại những thay đổi nhưng "xa mặt trời" thì "cường hào ác bá" cũng tiếp tục tồn tại: "Ở trên thì nói hay lắm, nhưng dưới thì bị ngã hết rồi, người luôn hy vọng nhưng biết chờ đến bao giờ, thành phố lớn thì đỡ lắm, vùng sâu, vùng xa thì còn què quặt lắm, làm sao đi tới thành ra có nhiều cái mình không nói được, chứ thành phố lớn thì khá lắm". Trong số những biện pháp được chánh phủ triển khai hầu kiện toàn và hiện đại hóa bộ máy hành chánh là cho thành lập những văn phòng tiếp dân hầu thu thập, ghi nhận, giải quyết và tiếp chuyển lên cấp thẩm quyền những thỉnh nguyện, thắc mắc, khiếu nại. Kế đó, Mục Sư Thân Văn Trường đang phục vụ Chúa và các tín hữu của ông tại khu vực Đồng Nai, từng lui tới nhiều lần nơi trụ sở tiếp dân kể lại về những điều ông chứng kiến: "Đó là cái điều tôi thường trăn trở, đúng như những gì trang mạng đó nói tới, và với kinh nghiệm của cá nhân tôi, thì tôi thấy nên dẹp những chỗ đó đi thì tốt hơn, để dân đỡ phải nuôi những người như vậy. Nhà nước lập văn phòng tiếp dân để đối phó thôi chứ không có ý giải quyết khúc mắc, giúp dân, vì họ tiếp một cách rất chiếu lệ, tắc trách, làm sao cho dân sớm rời khỏi chỗ đấy thôi."
Họ bày ra văn phòng rất hoành tráng, tốn kém tiền, mà không giải quyết gì hết. Ngay ở văn phòng Võ Thị Sáu của trung ương ở Saigon, công an họ túc trực ở đấy, chỉ để đối phó và đuổi dân khỏi nơi đó, hoặc phải trả lời cho qua chuyện thôi, chứ không tiếp dân để giải quyết gì cả." Theo Thanh Niên Online thì tốc độ cải cách hành chánh trong giai đoạn 10 năm qua vẫn còn chậm, kết quả nhìn chung thì chưa đạt được so với mục tiêu đề ra là đến năm 2010 Hà Nội phải xây dựng được môt nền hành chánh dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại, trên thực tế, tệ nạn cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn đây đó. Theo dòng thời sự: |
Thursday, April 7, 2011
Công cuộc cải cách hành chánh sau 10 năm
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment