Quỳnh Như, phóng viên RFA2010-11-16Các chuyên gia đều nhận định rằng, triều cường tại Thành phố Hồ Chí Minh cứ mỗi năm lại cao hơn trước. Nhiều giải pháp chống ngập do triều cường đã được các nhà khoa học đưa ra. Tuy nhiên việc chọn ra phương án tối ưu mang tính hiệu quả và khả thi xem ra không đơn giản chút nào Quỳnh Như có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Hồ Long Phi, Phó Ban Điều phối chống ngập Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu về các biện pháp khắc phụ tình trạng ngập nước do triều cường. Dự án 1547 được gọi là dự án " không biết tới bao giờ"Đợt triều cường hồi đầu tháng này đã làm bể một số bờ bao ở các quận 2, quận 12, Bình Thạnh, Thủ Đức… gây ngập nặng ở một số khu vực tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thạc sĩ Hồ Long Phi nhận xét về hệ thống đê bao hiện nay như sau:"Hệ thống đê bao hiện nay thực ra là những bờ bao tạm do dân chúng tự làm kên khi họ bắt đầu cư ngụ ở vùng thấp ven sông, trước đây là những bãi triều – nước lên thì ngập, nước xuống thì rút, và mực nước triều lúc đó cũng thấp từ khoảng 1m30 trở xuống thôi, không cao như bây giờ thành ra dân chúng khi ổn định rồi thì họ sinh sống ở đây. Hệ thống đê bao hiện nay thực ra là những bờ bao tạm do dân chúng tự làm kên khi họ bắt đầu cư ngụ ở vùng thấp ven sông, trước đây là những bãi triều – nước lên thì ngập, nước xuống thì rút, và mực nước triều lúc đó cũng thấp từ khoảng 1m30 trở xuống thôi, không cao như bây giờMười năm nay tình trạng mực nước càng dâng cao, dẫn đến tình trạng bờ bao vỡ liên tục, mà những bờ bao đó ở dạng tạm bợ, được đắp bằng đất hoặc các thứ mà thôi. Thành ra nó cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân ở đây. Có nhiều ý kiến đưa ra trong việc giải quyết tình trạng đê bao dọc theo sông Saigon hiện nay, theo ông Hồ Long Phi thì có hai quan điểm khác nhau: "Một là chờ đợi dự án 1547 thực hiện rồi sau đó làm luôn. Thứ hai là có thể khoanh vùng làm trước một số nơi. Tôi cho rằng có thể trước mắt những vùng mình xác định là cần bảo vệ thì mình sẽ tiến hành làm trước đi. Còn những vùng mình xác định nó không thích hợp để bảo vệ, có nghiã là người dân sẽ phải thích nghi thì mình sẽ có những kế hoạch để cảnh báo dân chúng, mình sẽ vận động hỗ trợ để người ta có thể tổ chức thích nghi cuộc sống tốt hơn, để một khi có xảy ra những biến cố thì sẽ không dẫn đến thiệt hại lớn về người và của. Mình phải đi song song hai vấn đề đó thì tôi nghĩ mới ổn được, chứ nếu đợi cái dự án lâu dài thì cũng không biết tới chừng nào." Theo kế hoạch đề ra ban đầu dự án sẽ hoàn tất vào năm 2015, nhưng thực tế chỉ mới tiến hành qua các bước nghiên cứu, quy hoạch, tính toán và thẩm tra, chưa chính thức khởi công xây dựng.Dự án 1547 mà Phó Ban Điều phối chống ngập Thành phố vừa nhắc tới là Dự án Quy hoạch chống ngập úng cho Thành phố Hồ Chí Minh do Viện Khoa học thuỷ lợi Miền Nam kết hợp với các nhà khoa học trong nước thực hiện và được chính phủ phê duyệt từ năm 2008. Dự án ngăn triêù này dưạ trên hệ thống đê bao khép kín và 12 cống lớn bảo vệ cho vùng thuộc quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và có thể ứng phó với cả tình trạng mực nước biển dâng. Dự kiến sau khi hoàn tất có khả năng ngăn được ngập do triều cường, tạo điều kiện tiêu thoát tốt hơn cho hệ thống cống thoát nước đô thị. Theo kế hoạch đề ra ban đầu dự án sẽ hoàn tất vào năm 2015, nhưng thực tế chỉ mới tiến hành qua các bước nghiên cứu, quy hoạch, tính toán và thẩm tra, chưa chính thức khởi công xây dựng. Thạc sĩ Hồ Long Phi cho biết: Dự án đó quy mô rất lớn. Theo như tính toán kinh phí hiện nay thì có thể nó đội lên nhiều lần so với giá dự kiến ban đầu. Và với tình hình khó khăn hiện nay thì cũng không hy vọng là có thể làm sớm được. Về mặt kỷ thuật cũng khá phức tạp"Dự án đó quy mô rất lớn. Theo như tính toán kinh phí hiện nay thì có thể nó đội lên nhiều lần so với giá dự kiến ban đầu. Và với tình hình khó khăn hiện nay thì cũng không hy vọng là có thể làm sớm được. Về mặt kỷ thuật cũng khá phức tạp. Và về mặt vốn liếng, ngay cả những tiêu chí kỷ thuật cũng rất phức tạp. Dự án đó có tính chất căn cơ nhưng tôi cho rằng nó cũng không nhanh được. Tới nay là năm 2010 rồi, mà các tiến độ còn chậm, thì cũng chưa biết khi nào nó có thể xong, cũng khó mà nói trước được. Nếu tập trung vốn liếng sức lực để thực hiện thì có thể nó lại ảnh hưởng tới những dự án khác do chuyện cân đối về mặt ngân sách. Dự án đó lại có đặc điểm khi xong toàn bộ thì mới có hiệu quả, nếu chỉ xong một số nào trong đó thì cũng chưa phát huy hiệu quả vì nó liên hoàn, khép kín. Thành ra nó đòi hỏi một số tiền đầu tư cũng khá lớn trong giai đoạn hiện nay. Có những lúc tính nó có thể lên đến trên hai tỉ đô la. Dự án đó lại có đặc điểm khi xong toàn bộ thì mới có hiệu quả, nếu chỉ xong một số nào trong đó thì cũng chưa phát huy hiệu quả vì nó liên hoàn, khép kín.Trong tình trạng khó khăn về tài chính, kinh tế chung của cả nuớc, thì tôi cũng hơi bi quan, không biết nó có kinh phí để làm hay không.Về kỹ thuật thì nó khả thi. Tôi cho rằng cái khó nhất, cái rào cản lớn nhất đang vướng là khó khăn về vốn." Giải pháp cấp bách trước mắtChuyên gia về Nước này cũng đề nghị một giải pháp trước mắt có thể giải quyết tình trạng ngập nước ở đô thị. Ông Phi nói:"Nếu như mình có một giải pháp dài hạn để ngăn chặn đối với tình trạng mực nước biển dâng thì cũng tốt. Nhưng đó là một dự án lớn và nó có thể kéo dài đến vài thập niên. Nhưng cái trước mắt cũng có thể có những giải pháp ngắn hạn để khoanh vùng và giải quyết ngập cho những khu vực đang bị thiệt hại nặng. Về ngắn hạn thì hiện nay số điểm ngập do triều cũng chỉ dừng lại ở mức khoảng chừng hai ba chục vị trí mà thôi. Trong đó chủ yếu là những khu vực phát triển thấp trủng dọc theo ven kênh thuộc quận 6, quận 8, Bình Thạnh, Thủ đức, tức là nó khu trú cũng khá gọn. Hiện nay đang tiến hành làm một cống ngăn triều tại Thị Nghè. Tôi nghĩ khoảng chừng trong vòng từ một năm rưởi đến hai năm thì tình trạng ngập ở khu vực Văn Thánh, Nguyễn Hữu Cảnh, tức là Bình Thạnh hiện nay, là có thể giải quyết được. Nếu như mình có một giải pháp dài hạn để ngăn chặn đối với tình trạng mực nước biển dâng thì cũng tốt. Nhưng nó có thể kéo dài đến vài thập niên. Nhưng cái trước mắt cũng có thể có những giải pháp ngắn hạn để khoanh vùng và giải quyết ngập cho những khu vực đang bị thiệt hại nặng.Cái thứ hai khó hơn, liên quan đến khu vực quận 6, quận 8, tức là dọc theo kênh Tàu Hủ, Bến nghé, Phạm Thế Hiển, phiá bên Bến xe Chợ Lớn v.v… Khu vực đó đến nay mà nói thì người ta vẫn trông vào dự án 1547, tức là làm 12 cống lớn. Mà theo ý kiến của tôi thì việc đó sẽ mất thời gian nhiều. Do vậy cũng nên có một giải pháp ngắn hạn hơn, bằng cách khoanh vùng taị chổ và lắp đặt hệ thống bơm để có thể giải quyết trong thời gian trung hạn, khoảng từ hai đến ba năm thì có thể tạm giải quyết vấn đề ngập. Rồi về lâu dài đến khi hệ thống kia vận hành thì tất nhiên mình sẽ có một hệ thống giống như để ngăn ngừa từ xa thì vẫn tốt hơn." Vấn đề chống ngập do triều cường đã là mối quan tâm lớn, nhiều giải pháp đã được đưa ra. Trong đó biện pháp dựa vào biên độ dao động của thuỷ triều để điều khiển dòng chảy trong hệ thống kênh rạch bằng các cống, mương tiêu thoát được nhiều nhà khoa học chú ý. Nhưng theo Phó Ban Điều phối Chống ngập Thành phố thì để làm được điều đó quả thực không phải dễ dàng. Ông Hồ Long Phi cho biết: cũng nên có một giải pháp ngắn hạn hơn, bằng cách khoanh vùng taị chổ và lắp đặt hệ thống bơm để có thể giải quyết trong thời gian trung hạn, khoảng từ hai đến ba năm thì có thể tạm giải quyết vấn đề ngập."Vì điều này đòi hỏi phải có một sự cộng tác của nhiều ngành, nhiều lãnh vực, kể cả sự đồng thuận của cộng đồng. Đó là một quá trình dài hạn. Nhưng tôi nghĩ rằng trước sau gì cũng nên làm, và phải làm để ứng phó đối với tình trạng biến đổi khí hậu, cũng như những tác động bất lợi của tự nhiên. Thể hiện qua hiện tượng lượng nước mưa càng lúc càng tăng dần, cũng như mực nước triều càng lúc càng cao." Người dân đang trông đợi chính phủ và các ngành chức năng sớm tìm ra một biện pháp hiệu quả và khả thi để giải quyết tình trạng ngập nước kéo dài mỗi khi triều cường lên cao hay sau những cơn mưa lớn. Theo dòng thời sự:
|
Tuesday, November 16, 2010
Biện pháp giải quyết triều cường gây ngập nước tại TP. HCM
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment