- Mưa lớn nhiều ngày qua đã khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam bị cô lập. Theo phản ảnh của các địa phương, đợt mưa nhiều ngày qua tập trung ở các huyện miền núi phía nam và vùng đồng bằng của tỉnh, nước lũ các sông lớn của Quảng Nam lên chậm hơn các năm trước.
Khoảng 10h ngày 16/11, nước lũ trên sông Thu Bồn chảy mạnh đã làm hai nhịp cầu số 5 và 6 của cầu Gò Nổi (tức cầu Đen, nằm giữa hai huyện Điện Bàn và Duy Xuyên) bị sụt lún đến gần 50cm. Nhiều khả năng cầu Gò Nổi sẽ bị gãy hai nhịp này do nước lũ càng lúc càng dân cao và chảy xiết.
|
Cầu Gò Nổi (Điện Bàn, Quảng Nam) bị sụt lún 2 nhịp, có khả năng gãy |
Theo sở GTVT Quảng Nam, các phương án khắc phục sự cố này chưa thể thực hiện được, sở chỉ phối hợp với hai địa phương này đảm bảo an toàn cho người dân các xã vùng Gò Nổi của huyện Điện Bàn tạm thời đi lại.
Trong khi đó, tại hai huyện miền núi phía nam của tỉnh Quảng Nam là Nam Trà My và Bắc Trà My, mưa lớn đã làm sạt lở, ngập lụt cục bộ nhiều nơi và cô lập các xã vùng sâu vùng xa của huyện.Hơn 50 điểm sạt lở đã thống kê được tại huyện Bắc Trà My.
|
Nhiều vùng trũng thấp của huyện Nông Sơn bị chìm trong nước lũ kể từ trưa 16/11 |
Tuyến đường Nam Quảng Nam đi qua hay huyện nay cũng bị sạt lở nghiêm trọng hàng chục điểm, công tác khắc phục gần như không thể thực hiện trong tình hình mưa lớn như hiện nay. Tuyến đường độc đạo ĐT616 từ Bắc Trà My lên huyện Nam Trà My bị cắt đứt do nước lũ dâng cao hơn 5m tại ngầm sông Trường thuộc địa phận xã Trà Sơn huyện Bắc Trà My, như vậy đến thời điểm này huyện vùng cao Nam Trà My bị cô lập hoàn toàn.
Tại huyện Nông Sơn, đến 9h ngày 16/11 trên địa bàn huyện bị ngập lụt nặng, chia cắt giao thông ở trung tâm huyện với các xã. Tuyến đường ĐT 611 Quế Lộc đi Quế Trung nước ngập sâu từ 1- 1,5m, giao thông bị ách tắc hoàn toàn; Tuyến đường ĐT 610 huyện Duy Xuyên đi Quế Trung - nước ngập sâu từ 2,5- 03m tại cầu Khe Le. Các tuyến đường liên xã và đường nội bộ xã bị ngập sâu. Đến tối nay, huyện Nông Sơn đã di dời gần 800 dân.
UBND huyện Đại Lộc chiều nay cũng cho biết, đã tổ chức sơ tán hơn 3.000 dân ở các xa vùng trũng thấp về nơi an toàn, đề phòng lũ lớn dân trong đêm.
Theo UBND thị trấn Tiên Kỳ huyện Tiên Phước, khoảng 8h3 ngày 16/11, trong lúc đi bắt dế ven bờ sông Tiên, anh Trần Vinh Quang (SN 1975, trú tại thôn An Trung, thị trấn Tiên Kỳ) trượt chân rơi xuống nước và bị lũ cuốn trôi. Cũng tại huyện Tiên Phước, các xã Tiên Lãnh, Tiên Hà, Tiên Cảnh, Tiên Mỹ đã có hàng chục ngôi nhà của nhân dân bị ngập, nhiều khu vực bị lũ chia cắt.
|
Tuyến đường độc đạo ĐT616 từ Bắc Trà My lên huyện Nam Trà My bị cắt đứt do nước lũ dâng cao |
Phú Yên: Tiếp tục sạt núi, lở đường |
Ngày 16/11, UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã phong tỏa tuyến đường La Hai – Đồng Hội do bị sụp đứt hoàn toàn một khúc đường tại khu vực đèo Nước Nóng, thuộc thôn Phú Sơn, xã Xuân Quang 2 (Đồng Xuân).
Huyện Đồng Xuân cũng bắt đầu mở tuyến tránh tạm thời để nhân dân đi lại. Đoạn đường bị sụp đứt này dài trên 15m, sâu hơn 10m. Trong lúc đó, kề trên điểm sụp đường đã xuất hiện một số vết nứt trượt dài hơn 20m, đất đá đang có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào. | Nguyên khúc đường với hàng trăm mét khối đất đá núi bị trôi tuột về phía sông Kỳ Lộ |
Người dân sống cạnh khu vực này cho hay, vụ lở núi sập đường bắt đầu xảy ra khoảng 12h ngày 15/11. Trong lúc trời không mưa, hàng trăm khối đất đá đã bất thần sụt ầm ầm xuống sông Kỳ Lộ, làm một khúc đường… biến mất trong chớp mắt. Rất may, lúc đó không có người-xe nào qua lại. Theo nhiều người lớn tuổi tại địa phương, hiện tượng trụt đất khủng khiếp như thế này chưa từng xãy trong 100 năm qua. Quan sát tại hiện trường, hướng làm đường tránh tạm về phía chân núi sẽ tiếp tục tiềm ẩn nguy hiểm, bởi lẽ, đất đá… dưới chân đang tiếp tục chờ đổ sụp. Tại Phú Yên thời gian gần đây, đã liên tục xảy ra sạt lở núi Nhạn giữa TP Tuy Hòa, nứt sụp đất tại Tuy An… gây tai nạn cho người, sập nhiều nhà và làm một đoạn quốc lộ 1A đang buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp. Hoàng Yến |
Lâm Bình
No comments:
Post a Comment